Trách nhiệm chia sẻ, kết nối  thông tin dữ liệu hóa đơn điện tử

Hầu hết các doanh nghiệp khi tìm hiểu các quy định về hóa đơn điện tử mới chỉ tập trung vào các quy định liên quan đến nghiệp vụ hóa đơn như hình thức thanh toán trên hóa đơn có bắt buộc không? Các xử lý hóa đơn điện tử khi có sai sót được thực hiện như thế nào? Mà chưa thực sự quan tâm đến trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin dữ liệu hóa đơn điện tử.

Nhằm bổ sung những kiến thức đầy đủ nhất về hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp, trong bài viết này sẽ trình bày cụ thể về trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin dữ liệu hóa đơn điện tử.

Theo quy định tại Nghị định 119, các doanh nghiệp tổ chức kinh tế sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, siêu thị, thương mại thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử và cung cấp dữ liệu theo quy định của Bộ Tài chính.

Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại, tổ chức có chức năng thanh toán định kỳ cung cấp dữ liệu điện tử về giao dịch thanh toán qua tài khoản của các tổ chức, cá nhân cho cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu chuẩn của Bộ Tài chính. Các tổ chức sản xuất, nhập khẩu những sản phẩm chịu thuế thu nhập đặc biệt thuộc đối tượng sử dụng tem theo quy định của pháp luật thực hiện kết nối thông tin về in và sử dụng tem, tem điện tử giữa tổ chức sản xuất, nhập khẩu với cơ quan quản lý thuế.

Đối với các tổ chức, đơn vị như Tổng cục quản lý thị trường, Tổng cục quản lý đất đai, Tổng cục quản lý tài nguyên khoáng sản, cơ quan công an, giao thông, y tế và các cơ quan khác có liên quan cần kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan trong lĩnh vực quản lý với Tổng cục Thuế để xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn điện tử. Trong thời gian tới, Bộ Tài chính là đơn vị chủ trì phối hợp với các bộ, đơn vị liên quan ban hành quy chế cung cấp, sử dụng thông tin về hóa đơn điện tử. 

Khi nào cần phải tra cứu BHYT? 

Điều chuyển tài sản cố định cho chi nhánh có phải xuất hóa đơn không?

Như vậy, trên đây là những quy định cụ thể về trách nhiệm chia sẻ, kết nối thông tin dữ liệu hóa đơn điện tử. Theo quy định, các doanh nghiệp sẽ bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày 01/11/2020. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội thì sẽ triển khai sử dụng hóa đơn điện tử sớm trước ngày 30/09/2020. Do vậy, các doanh nghiệp ngoài việc tìm hiểu các quy định về hóa đơn điện tử thì cần phải tìm hiểu cụ thể về các quy định có liên quan như việc kết nối thông tin dữ liệu hóa đơn điện tử. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu các thông tin về nhà cung cấp phần mềm hóa đơn điện tử cũng là công việc vô cùng quan trọng sẽ quyết định việc hợp tác sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử được diễn ra tốt nhất, đảm bảo sự thuận lợi cũng như suôn sẻ trong quá trình sử dụng.

Việc chia sẻ, kết nối thông tin dữ liệu hóa đơn điện tử là một trong những nội dung quan trọng mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua. Chính vì vậy, với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp cho các doanh nghiệp nắm được các nội dung quan trọng về vấn đề này để có thể nắm rõ các nội dung thực hiện một cách tốt nhất, tránh làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động, sử dụng hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *