Những điểm cần lưu ý khi thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm

Thi công sơn sàn epoxy là quy trình yêu cầu và đòi hỏi cao về mặt kỹ thuật, công nghệ, nhằm tạo ra chất lượng hoàn hảo nhất cho công trình. Cũng bởi vậy, khi thi công, chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới các yếu tố như: lựa chọn dòng sản phẩm, chuẩn bị bề mặt và cả biện pháp thi công,… đặc biệt là điều kiện về độ ẩm của môi trường thi công. Vậy, làm sao để thực hiện thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

1. Lưu ý về bề mặt trước thi công

Một bề mặt đạt đủ điều kiện lý tưởng để thi công sơn epoxy là một bề mặt có độ ẩm ổn định. Do đó, thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm chắc chắn không phải là điều kiện lý tưởng cho toàn bộ quy trình. Nếu thực hiện quy trình này trong điều kiện thời tiết mưa ẩm, hoặc thời tiết lạnh, sẽ khiến cho bề mặt sơn mất rất nhiều thời gian để khô. Điều này sẽ gây ra hiện tượng bong tróc, vỡ hỏng sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng. 

thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm

Mặt khác, nếu nền bê tông thi công bị ẩm, lớp sơn epoxy sẽ không thể tạo được độ liên kết tốt nhất cho bề mặt. Vì vậy, khâu chống thấm cần được thực hiện cẩn thận ngay từ đầu, đây cũng được coi  là một trong những bước quan trọng nhất, không thể bỏ qua. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chú ý tới độ khô của bề mặt thi công, mặt sàn phải khô hoàn toàn, được làm sạch, vệ sinh kỹ lưỡng để không bám bụi bẩn, không còn sót lại dầu mỡ, từ đó, dễ dàng tạo ra độ bám sơn tối ưu nhất.

>> Xem thêm: 

2. Những yếu tố cần lưu ý khi thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm 

2.1. Nilon chống ẩm

Bạn cần lót nilon chống ẩm dưới bề mặt bê tông trong quá trình thi công nhằm hạn chế tối đa được độ ẩm trên bề mặt. Sau đó, bảo dưỡng và để khô mặt sàn sau 28 ngày, đảm bảo và kiểm tra độ cứng bề mặt đạt  >25 N/mm2.

2.2. Độ ẩm sàn

Để tiến hành thi công sơn, độ ẩm sàn cần đạt  >6%. Nếu độ ẩm trong khoảng từ 7 – 18% trở lên, bạn cần chuyển sang sử dụng sơn gốc nước để thi công làm hơi nước thoát ra, tạo màng thở cho bề mặt sàn bê tông. 

thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm hình 2

2.3. Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt sàn bê tông trước khi thi công cả với quá trình thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm hay môi trường khô đều cần được cán phẳng, xoa nhẵn bằng máy xoa công nghiệp, làm sạch bằng cách sử dụng máy hút bụi. Sau đó, tiếp tục sử dụng các loại keo chuyên dụng để trám vá vào các vết nứt, rỗ, cho bề mặt được bằng phẳng nhất.

2.4. Nhiệt độ ngoài trời

Thời tiết là yếu tố quan trọng nhất, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thi công sơn epoxy. Đặc biệt với khu vực miền Bắc, trong giai đoạn thời tiết nồm, ẩm, mưa nhiều, độ ẩm lớn sẽ ảnh hưởng đến thời gian khô, cũng như chất lượng sau thi công của sàn. Trong trường hợp độ ẩm trong không khí quá cao, lên đến >90%, bạn không nên tiến hàng thi công sơn. Thay vào đó nếu bắt buộc phải thi công, bạn nên sử dụng các công cụ hút gió, khí như: ống thông gió, quạt hút mùi,… để làm giảm đi mùi sơn, tăng nhanh thời gian làm khô sàn.

2.5. Loại sơn và chất lượng sơn

Bên cạnh những lưu ý trên, bạn cũng cần cân nhắc về loại sơn được sử dụng. Vì mỗi loại sơn sẽ đem lại những tính năng và ứng dụng khác nhau cho công trình. Ngoài ra, việc lựa chọn hãng sơn uy tín, chất lượng để thi công cũng giúp cho chất lượng công trình sau thi công có được bề mặt bằng phảng, láng mịn, cứng cáp hơn ngay cả trong điều kiện thi công có độ ẩm cao. Sơn epoxy  của JYMEC chính là một ví dụ về sản phẩm sơn có chất lượng ưu việt mà bạn có thể tham khảo.

thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm hình 3

3. Giải pháp khắc phục 

Khi thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm, giải pháp giúp bạn khắc phục những hạn chế mà môi trường này tạo ra tối ưu nhất là kiểm tra chi tiết về nhiệt độ, độ ẩm, điểm sương của từng lớp sơn. Bên cạnh đó là lựa chọn lớp sơn lót thích hợp nhất với bề mặt thi công để tạo hiệu quả bám dính tốt nhất.

thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm hình 4

Trên đây là những chia sẻ về một số lưu ý khi thi công sơn epoxy trong môi trường ẩm mà chúng tôi muốn gửi tới bạn. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích cho bản thân trong việc tiến hành thi công lớp sơn bảo vệ cho công trình của mình. 

>> Có thể bạn quan tâm:  Báo giá sơn sàn công nghiệp tốt nhất hiện nay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *