Cách chống thấm trần nhà bị nứt mang lại hiệu quả cao

Có lẽ trần nhà bị nứt là câu chuyện buồn không của riêng ai. Vì nó không những ảnh hưởng tới chất lượng sống của từng thành viên trong gia đình mà còn ảnh hưởng tới mỹ quan của căn nhà của bạn. Vậy hãy tham khảo ngay những cách chống thấm trần nhà bị nứt sau để có những biện pháp hiệu quả nhất, phù hợp nhất với tổ ấm của mình nhé!

1. Nguyên nhân trần nhà bị nứt

Có lẽ có rất nhiều nguyên nhân nhân khiến trần nhà bị nứt. Nhưng nguyên nhân đầu tiên phải nói tới là do khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, diễn biến rất bất thường khiến bề mặt trần bị ảnh hưởng dẫn đến hiện tượng rạn nứt. 

Nguyên nhân thứ hai không thể không nhắc tới là quá trình chọn vật liệu thi công. Vật liệu luôn là yếu tố quan trọng nhất tác động lên ngôi nhà của bạn nên khi trần nhà bị nứt hãy xem thử vật liệu đấy có đảm bảo chất lượng hay không.

Hãy xử lý ngay các vết nứt khi phát hiện để tránh hiện tượng mọc rêu, nấm mốc, bị dột và tránh các vết nứt ngày càng thêm lớn hơn bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống mà còn tốn kém thêm rất nhiều chi phí khi sửa chữa.

chống thấm trần nhà bị nứt hình 1

2. Các cách chống thấm trần nhà bị nứt hiệu quả

2.1 Nhựa đường

Nhựa đường là chất lỏng hoặc bán dẫn có màu đen. Đặc biệt chất liệu này có tính dẻo và độ nhớt cao, độ bám dính mạnh, tính đàn hồi tốt, rất phù hợp để làm nguyên liệu chống thấm. Hơn nữa chất liệu này còn an toàn khi sử dụng.

Quy trình thi công:

Bước 1: Bước đầu tiên phải vệ sinh trần nhà sạch, sau đó quét một lớp primer gốc nhựa đường xong chờ khô.

Bước 2: Quét nhựa đường lên trần nhà. Lưu ý khi quét dùng tay miết thật mạnh vào vết nứt để tránh còn chỗ hổng.

Bước 3: Hãy thử lại bằng nước để thử sức chịu đựng của sản phẩm.

Bước 4: Với bước cuối cùng sử dụng xi măng trám 1 lớp khoảng 3 cm để tạo sự chống thấm tuyệt đối.

chống thấm trần nhà bị nứt hình 2

>> Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm ngoài trời tốt nhất được nhiều người lựa chọn

2.2  Keo chống thấm

Keo chống thấm là chất liệu vô cùng phổ biến bởi tính vững chắc, ổn định của nó. Không những thế, nó còn có sự đàn hồi và độ kết dính cực cao, chất liệu này tương đối an toàn khi sử dụng làm sản phẩm chống thấm và một điểm cộng lớn cho sản phẩm này là chi phí vô cùng phải chăng.

Quy trình chống thấm:

Bước 1: Vệ sinh sạch trần.

Bước 2: Quét 1 lớp keo chống thấm trước và đợi khô. Tiếp đó hãy quét thêm lớp thứ hai.

Bước 3: Sau khi hoàn thành thì phải kiểm tra chất lượng sản phẩm là điều tất yếu.

chống thấm trần nhà bị nứt hình 3

2.3 Sử dụng Sika

Sika là chất có dạng lỏng, rất dễ sử dụng, độ chống thấm thì hiệu quả cao. Có thể nói đây là giải pháp tối ưu nhất vì nó còn phù hợp với nhiều bề mặt khác nhau. Hơn thế nữa, Sika còn không độc hại và thân thiện với môi trường và có tuổi thọ cao.

Quy trình thực hiện:

Bước 1: Bước đầu tiên là vệ sinh sàn nhà. Đây là bước cần được chú trọng trước khi thi công chống thấm.

Bước 2: Đổ Sika vào rãnh trên trần nhà.

Bước 3: Phủ Sika chống thấm trên trần nhà. Sau đó quét thêm hai lớp chống thấm và đợi khô.

Bước 4: Sau khi hoàn thành nên thử lại độ chống thấm của nó với nước.

chống thấm trần nhà bị nứt hình 4

Với những gợi ý trên về cách chống thấm trần nhà bị nứt hy vọng sẽ giúp ngôi nhà của bạn trở nên vững chãi, bền đẹp theo thời gian. Mọi thắc mắc của các bạn xin để lại dưới phần bình luận để được giải đáp một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. 

>> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *