KHÔNG ĐƯỢC XỬ LÝ KỶ LUẬT VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP NÀO?

Việc xử lý kỷ luật người lao động không phải trong bất kể trường hợp nào người sử dụng đều có thể xử phạt. Để làm rõ nội dung trên chúng tôi xin trích dẫn một số thông tin mà BLLĐ 2019 đã quy định rất rõ những trường hợp nào cấm người sử dụng lao động xử lý kỷ luật.

Theo Bộ LLĐ 2019 quy định rất rõ việc cấm xử lý kỷ luật với NLĐ trong một số những trường hợp sau:

  1. Người nghỉ ốm đau. điều dưỡng: nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động
  2. Người lao động nữ đang mang thai: lao động nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  3. Người đang bị tạm giữ, tạm giam
  4. Người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.
  5. Người đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh kết luận đối với hành vi vi phạm sau:
  • Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc
  •  Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động

>>ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM

>>HƠP ĐỒNG LAO ĐỘNG & NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THỂ KÝ HĐLĐ ĐIỆN TỬ

>>ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HĐLĐ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG CẦN BÁO TRƯỚC

Trường hợp người sử dụng lao động làm trái với những quy định trên thì NLĐ có quyền khởi kiện lại người sử dụng Lao động và yêu cầu bồi thường lợi ích chính đáng mà người lao động có. Vì LLĐ luôn luôn đề cao quyền lợi, lợi ích và bảo vệ người Lao động cụ thể theo Điều 4 BLLĐ 2019 quy định:

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động

1. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.

2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.

3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.

4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.

6. Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.

7. Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.

Như vậy: Từ những thông tin trên NLĐ có thể biết rõ để có thể áp dụng nếu xảy ra một trong những trường hợp trên. Tránh được những thiếu sót dân đến mất đi những lợi ịch chính đáng của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *